Sâu hại điều – Sâu đục thân và rễ (xén tóc)

Plocaederus ferrugineus L. (Bộ cánh cứng Coleoptrera - Họ Cerambycidae).

Sâu ưa thích tấn công những cây trưởng thành 15 tuổi trở lên và có khả năng làm chết cây hoàn toàn. Triệu chứng cây nhiễm bệnh (bị phá hoại) khi xuất hiện những lỗ nhỏ ở vùng cổ (rễ), sùi nhựa dẻo, đùn mùn cây qua các lỗ, các lá cây bị úa vàng và rụng xuống, làm khô các cành và cuối cùng làm chết cây (Pillai, 1975; Pillai và cộng sự, 1976).

Sâu trưởng thành là một bọ cánh cứng, kích cỡ trung bình, thân màu nâu đỏ, đầu và ngực có màu nâu thẫm hoặc đen tuyền. Sâu đẻ trứng và các khe bên dưới vỏ ở gốc thân cây hoặc phần rễ cây phơi ra ngoài. Ấu trùng nở ra đục vào phần mô vỏ cây và ăn các mô dưới biểu bì và các mô của dác gỗ và tạo ra những đường hầm nhiều ngóc ngách. Do sâu đục vào thân làm nhựa tiết ra ngoài gặp không khí bị cứng lại. Những đường hầm ở dác gỗ do ấu trùng đục ra được mở rộng ra không theo quy luật nào, sâu nhất ở trung tâm và nông hơn ở bên rìa, phủ đầy cứt mọt và xơ của tế bào chết, do đó các mô mạch dẫn nhựa của cây bị tắc nhựa, cây không dẫn lên được, cây bắt đầu vàng lá và rụng, các cành cây bị khô đi dần dần và cuối cùng cây bị chết. Khi đã đủ sức (ấu trùng đã phát triển hết mức) sâu non di chuyển xuống đục vào phần rễ cây và làm kén tại đó (nằm trong vỏ cánh cứng). Trong một số trường hợp cũng thấy có hiện tượng sâu làm kén ở trong lõi cây. Xén tóc trưởng thành dài khoảng 25 - 40mm. Xén tóc cái đẻ ra trứng có dạng hình trứng, màu trắng đục (4.5 x 2mm), sau 4 - 6 ngày thì trứng nở. Giai đoạn sâu non kéo dài 6 - 7 tháng, khi đã trưởng thành đầy đủ dài khoảng 7 - 8cm. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 20 ngày (khi kén chưa hình thành) đến 60 ngày khi giai đoạn vũ hóa thành bên trong vỏ cứng.

Hai loài khác cũng gây tác hại cho cây điều như loài P. ferrugineus L. là: Plocaederus obesus Gahan và Batocera rufomaculata.

P. obesus

Là một loại xén tóc màu nâu hạt dẻ, sâu trưởng thành dài khoảng 40mm. Xén tóc cái đẻ khoảng 100 trứng có dạng hình trứng, màu kem, sau 5 - 7 ngày thì trứng nở. Sâu non khi phát triển hết mức dài khoảng 75mm, giai đoạn sâu non kéo dài 6 - 8 tháng, giai đoạn nhộng kéo dài 18 - 22 ngày. Loại xén tóc này đào những đường hầm rông hơn loại P. ferrugineus.

B. rufomaculata

Là một loại xén tóc nâu đen, cánh trước có nhiều nốt sần màu đen và nhiều điểm vàng lấm tấm. Sâu trưởng thành dài khoảng 35 - 50mm. Sâu cái đẻ trứng ở khe nứt vỏ cây. Giai đoạn trứng kéo dài 7 - 14 ngày. Giai đoạn sâu non thường kéo dài khoảng 6 tháng và đạt chiều dài khoảng 10cm. Nhộng nằm trong đường rãnh trên thân cây và giai đoạn nhộng kéo dài từ 3 - 6 tháng.

Phòng chống:

Những thử nghiệm về phòng trừ sâu đục thân và rễ ở ngoài hiện trường bằng hóa chất cho thấy các kết quả thu được phụ thuộc vào các thời kỳ và cường độ sâu phá hại cây. Phần lớn các thuốc trừ sâu đều phòng trừ sâu có hiệu quả khi sâu còn ở giai đoạn ấu trùng, nhưng khi cây đã bị sâu gây tác hại vào giai đoạn giữa hoặc ở vào thời kỳ trầm trọng thì phòng chống hóa học không còn hiệu quả nữa. Đo đó để phòng trừ có hiệu quả điều quan trọng là phải phát hiện kịp thời lúc sâu mới bắt đầu gây tác hại, ta dùng BHC nồng độ 0.1% bôi vào thân và rễ bị hại sau khi đã lột bỏ lớp vỏ và phần mô bị sâu đục, loại bỏ luôn cả trứng, sâu non và nhộng. Cần phải loại bỏ các cây chết ra khỏi vườn cây để tránh lây lan bệnh ra xung quanh.

Nguồn: Sâu hại điều

Xem thêm:

Sâu Hại Điều - Tổng Quan Các Loại Sâu Bệnh

Sâu hại điều – Bọ xít muỗi (Helopeltis sp., Rhynchola, Miridae)

Sâu hại điều – Sâu đục lá (sâu ăn lá) và Sâu bao

Sâu hại điều – Sâu kết lá và hoa, Bọ phấn đục nõn

Sâu hại điều – Sâu róm đỏ ăn lá (hay còn gọi tên là sâu bướm làm rụng lá)

Sâu hại điều – Câu cấu ăn lá (Hypomeces sp.)

Xem thêm: Bóc vỏ lụa trong chế biến hạt điều – Bóc vỏ lụa thủ công (Bóc tay)

Trồng Cây Điều: Chọn Nơi Đặt Vườn Điều

Quá Trình Phát Triển Của Ngành Điều Việt Nam Giai Đoạn 1988 - 2015

Tiêu Chuẩn Nhân Điều Thành Phẩm | Yêu Cầu Chung, Chất Lượng Và Phân Loại

Bệnh Hại Điều - Đốm Lá Và Móc Bồ Hóng

Xử Lý Hạt Điều Bằng Hơi Nước - Phương Pháp Hấp (Steam Roasting)

Phương pháp chế biến dịch ép trái điều đục (Cloudy juice) Sâu hại điều – Sâu đục thân và rễ (xén tóc)

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ dùng máy (chẻ máy)

Hình thái học của hoa điều – Sự thụ phấn và đậu quả của cây điều

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ cơ giới kết hợp thủ công (Chẻ tay) Sấy hạt điều – Lò sấy sử dụng công nghệ sấy tuần hoàn cưỡng bức Đặc trưng hóa lý của dịch trái điều. Phương pháp chế biến dịch ép trái điều trong Cách ăn hạt điều ngon nhất – Làm sữa, nấu xôi, chè hạt điều, làm nguyên liệu cho các món ăn khác

Những thách thức khi khai thác lợi ích của trái điều

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ thủ công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.